Kiểm toán năng lượng là gì? Lợi ích và quy trình thực hiện

Kiểm toán năng lượng là hoạt động bắt buộc đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo quy định tại Nghị định 21/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Đây là quá trình kiểm tra, khảo sát và phân tích mức tiêu thụ năng lượng trong toàn bộ hệ thống sản xuất, vận hành hoặc tòa nhà nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng.

kiem_toan_nang_luong_la_gi_800 

Kiểm toán năng lượng là quá trình bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện nếu thuộc nhóm cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

NỘI DUNG:

1. Kiểm toán năng lượng là gì?

2. Quy định liên quan về kiểm toán năng lượng

3. Đối tượng nào cần thực hiện kiểm toán năng lượng?

4. Lợi ích khi thực hiện kiểm toán năng lượng

5. Quy trình thực hiện kiểm toán năng lượng

6. Tổ chức uy tín cung cấp dịch vụ kiểm toán năng lượng

1. Kiểm toán năng lượng là gì?

Căn cứ khoản 6 Điều 3 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 có quy định như sau:

Kiểm toán năng lượng là hoạt động đo lường, phân tích, tính toán, đánh giá để xác định mức tiêu thụ năng lượng, tiềm năng tiết kiệm năng lượng và đề xuất giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với cơ sở sử dụng năng lượng.”

Kiểm toán năng lượng là quy trình quan trọng giúp các tổ chức và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách họ sử dụng năng lượng, từ đó tìm ra cơ hội tiết kiệm và nâng cao hiệu quả. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí vận hành mà còn góp phần bảo vệ môi trường, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy phát triển bền vững.

→ Xem thêm: ESG là gì? 7 bước để xây dựng chiến lược ESG | Doanh nghiệp cần biết

2. Quy định liên quan về kiểm toán năng lượng

Một số văn bản pháp luật quy định về kiểm toán năng lượng doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • Luật số 50/2010/QH12: Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

  • Nghị định 21/2011/NĐ-CP: Quy định về biện pháp thi hành luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

  • Nghị định 73/2011/NĐ/CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

  • Thông tư 09/2012/TT-BCT: Quy định về lập kế hoạch, báo cáo thực hiện các kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

  • Thông tư 19/2016/TT-BCT: Quy định mức tiêu hao năng lượng trong công nghiệp sản xuất bia, nước giải khát.

  • Thông tư 20/2016/TT-BCT: Quy định mức tiêu hao năng lượng trong công nghiệp thép.

  • Thông tư 38/2016/TT-BCT: Quy định mức tiêu hao năng lượng trong công nghiệp nhựa.

  • Thông tư 25/2020/TT-BCT: Quy định về lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng.

→ Xem thêm: Kiểm kê Khí nhà kính là gì? Tại sao doanh nghiệp cần thực hiện kiểm kê?

3. Đối tượng nào cần thực hiện kiểm toán năng lượng?

Những đơn vị bắt buộc phải thực hiện kiểm toán năng lượng đều thuộc nhóm sử dụng năng lượng trọng điểm theo Nghị định 21/2011/NĐ-CP, bao gồm:

  • Cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đơn vị vận tải có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra một nghìn tấn dầu tương đương (1000 TOE) trở lên.

  • Các công trình xây dựng được dùng làm trụ sở, văn phòng làm việc, nhà ở; cơ sở giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, thể dục, thể thao; khách sạn, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra năm trăm tấn dầu tương đương (500 TOE) trở lên.

→ Xem thêm: Tín chỉ carbon là gì? Làm sao để tạo nguồn thu từ tín chỉ carbon?

4. Lợi ích khi thực hiện kiểm toán năng lượng

  • Kiểm toán năng lượng là bước quan trọng đầu tiên để xác định tiềm năng tiết kiệm năng lượng, từ đó xây dựng các giải pháp phù hợp và hiệu quả;

  • Giúp doanh nghiệp kiểm soát mức tiêu thụ năng lượng, tối ưu hệ thống vận hành và giảm chi phí sản xuất, vận hành;

  • Đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật về sử dụng năng lượng theo Nghị định 21/2011/NĐ-CP và các văn bản liên quan;

  • Tăng năng suất, nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt trong bối cảnh thị trường ngày càng chú trọng đến yếu tố xanh và bền vững;

  • Góp phần giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời cải thiện hình ảnh và uy tín doanh nghiệp.

→ Xem thêm: 4 Nhóm giải pháp giúp tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp

5. Quy trình thực hiện kiểm toán năng lượng

Quy trình kiểm toán năng lượng thường bao gồm 10 bước cơ bản, được điều chỉnh tùy theo phạm vi, thiết bị và quy mô hệ thống được kiểm toán. Cụ thể:

  • Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán: 

Xác định mục tiêu, phạm vi, lựa chọn thành viên, thiết bị cần kiểm toán và phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận liên quan.

  • Bước 2: Khảo sát hiện trạng: 

Đánh giá sơ bộ tình hình vận hành, sản xuất và tiêu thụ năng lượng tại các khu vực trong nhà máy/doanh nghiệp.

  • Bước 3: Thu thập số liệu: 

Tổng hợp dữ liệu sản xuất, hóa đơn năng lượng, báo cáo tiêu thụ điện, nhiên liệu trong 12 tháng gần nhất.

  • Bước 4: Đo đạc thực địa:

Thực hiện đo lường, kiểm tra thông số kỹ thuật của thiết bị, máy móc để bổ sung dữ liệu đánh giá.

  • Bước 5: Tính toán cân bằng năng lượng và hiệu suất:

Đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng trong toàn hệ thống.

  • Bước 6: Đánh giá quản lý năng lượng:

Nhận diện các thủ tục, quy trình cần cải thiện để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng.

  • Bước 7: Đề xuất cải tiến vận hành – bảo dưỡng:

Xác định các khu vực có thể tiết kiệm thông qua tối ưu vận hành.

  • Bước 8: Phân tích các giải pháp chi phí thấp:

Đề xuất các hành động cải tiến tiết kiệm năng lượng với chi phí đầu tư nhỏ, dễ thực hiện.

  • Bước 9: Phân tích giải pháp đầu tư lớn: 

Tính toán chi phí – lợi ích, thời gian thu hồi vốn đối với các dự án đầu tư thiết bị, công nghệ mới.

  • Bước 10: Lập báo cáo kiểm toán năng lượng:

Tổng hợp kết quả khảo sát, tính toán và đề xuất chương trình hành động cụ thể cho doanh nghiệp.

→ Xem thêm: Giảm phát thải khí nhà kính là gì? 5 bước xây dựng kế hoạch giảm phát thải hiệu quả

6. Tổ chức uy tín cung cấp dịch vụ kiểm toán năng lượng

Vinacontrol là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực kiểm toán năng lượng tại Việt Nam, cung cấp các giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng cho hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước. 

Kết hợp cùng EFFITRANZ – nền tảng số hóa quản lý năng lượng toàn diện – doanh nghiệp có thể:

  • Theo dõi – Phân tích – Quản lý năng lượng thông minh theo thời gian thực

  • Tiết kiệm từ 5% đến 30% chi phí năng lượng

  • Ra quyết định nhanh chóng, chính xác và khoa học hơn bao giờ hết

  • Sẵn sàng hội nhập xu hướng xanh toàn cầu

Lý do nên lựa chọn Vinacontrol:

  • Thương hiệu uy tín hơn 68 năm: Vinacontrol là tổ chức đánh giá sự phù hợp hàng đầu và lâu đời nhất tại Việt Nam.

  • Hệ thống chứng nhận chất lượng được công nhận rộng rãi trên thế giới, từ đó doanh nghiệp có thể sử dụng chứng chỉ cho mục đích quảng bá và ký kết hợp đồng trong nước và quốc tế;

  • Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm được đào tạo bài bản, hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực môi trường;

  • Dịch vụ toàn diện, linh hoạt: Không chỉ kiểm toán năng lượng, Vinacontrol còn cung cấp các giải pháp đánh giá tác động môi trường, kiểm kê khí nhà kính, quản lý năng lượng, tư vấn giảm phát thải và chứng nhận hệ thống;

  • Thời gian triển khai nhanh chóng, chi phí hợp lý, phù hợp với đặc thù sản xuất của từng ngành nghề.

dich_vu_kiem_toan_nang_luong_vinacontrol_800

Vinacontrol là đơn vị tiên phong và hàng đầu trong lĩnh vực kiểm toán năng lượng tại Việt Nam

Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline/Zalo: 0243 943 3840 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!


024.3943.3840
Tập đoàn Vinacontrol
  • 54 Trần Nhân Tông, Hà Nội, Việt Nam
  • +84 24 3943 3840
  • +84 24 3943 3844
  • vinacontrol@vinacontrol.com.vn