Kiểm kê khí nhà kính - Lập báo cáo CBAM
Hoạt động kiểm kê khí nhà kính là hoạt động quan trọng trong việc xây dựng lộ trình giảm phát thải của doanh nghiệp. Dịch vụ kiểm kê khí nhà kính của Vinacontrol giúp doanh nghiệp đánh giá chi tiết mức độ tác động và phạm vi phát thải carbon, đồng thời thực hiện đo lường và lập báo cáo giảm phát thải theo các tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo CBAM, hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu pháp lý khi xuất khẩu sang thị trường EU. Dựa trên phân tích hiện trạng và mục tiêu phát triển, Vinacontrol đưa ra các khuyến nghị chiến lược, giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả và hướng tới phát triển bền vững.
→ Chi tiết về Dịch vụ Kiểm kê khí nhà kính: tại đây
Nội dung:
1. Kiểm kê khí nhà kính là gì? 2. Các quy định quan trọng liên quan đến kiểm kê khí nhà kính 3. Lợi thế của doanh nghiệp khi chủ động kiểm kê khí nhà kính 4. Quy trình thực hiện kiểm kê khí nhà kính 5. Tại sao nên chọn dịch vụ kiểm kê khí nhà kính của Vinacontrol? |
1. Kiểm kê khí nhà kính là gì?
Kiểm kê khí nhà kính là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành (theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP)
2. Các quy định quan trọng liên quan đến kiểm kê khí nhà kính
2.1. Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn
Tại khoản 1, Điều 5 của Nghị định 06/2022/NĐ-CP, các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính:
Giao thông vận tải |
||
Các quá trình công nghiệp |
Chất thải |
Đối tượng phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính:
Các cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính:
-
Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
-
Công ty kinh doanh vận tải hàng hoá có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
-
Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
-
Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.
Trách nhiệm của các cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính:
Thời hạn |
Trách nhiệm |
Trước ngày 31/3 kể từ năm 2025, định kỳ hai năm một lần |
Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở của năm trước kỳ báo cáo theo Mẫu 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thẩm định. |
Trước ngày 1/12 của kỳ báo cáo, kể từ năm 2025 |
Hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường. |
Trước ngày 31/7 kể từ năm 2027, định kỳ hằng năm |
Xây dựng báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở của năm trước kỳ báo cáo, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP và cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan. |
Trách nhiệm của các cơ sở phát thải khí nhà kính theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP
2.2. Quyết định 13/2024/QĐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính
Quyết định 13/2024/QĐ-TTg có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/10/2024. Theo đó, 2.166 doanh nghiệp tại Việt Nam thuộc diện bắt buộc phải kiểm kê khí nhà kính và đáp ứng hạn ngạch phát thải theo hướng dẫn của các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính của cơ sở theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
2.3. Thông tư 96/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
Theo quy định tại Thông tư 96/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp niêm yết đang áp dụng quy mô nhà kính trong sản xuất, kinh doanh khi công bố báo cáo thường niên phải đính kèm với Báo cáo tác động môi trường và xã hội, bao gồm tổng phát thải khí nhà kính trực tiếp, gián tiếp và các biện pháp, sáng kiến giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
2.4. Cơ chế CBAM
Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) là một phần quan trọng của Thỏa thuận Xanh Châu Âu, được đề cập trong Gói "Fit for 55" vào ngày 14/7/2021. Theo đó, 6 nhóm hàng hóa nhập khẩu vào EU gồm: sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro sẽ chịu thêm một khoản phí gọi là thuế carbon, dựa trên mức phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất. Ngày 10/5/2023, EU đã bắt đầu triển khai sáng kiến này qua Quy định 2023/956, thiết lập giai đoạn đầu của CBAM.
Yêu cầu khai báo mức phát thải trong quá trình sản xuất và trả phí carbon của CBAM đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang EU.
3. Lợi thế của doanh nghiệp khi chủ động kiểm kê khí nhà kính
Việc chủ động thực hiện kiểm kê khí nhà kính không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp lý mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
Lợi thế của doanh nghiệp khi chủ động kiểm kê khí nhà kính
Cải thiện hiệu suất năng lượng và tối ưu hoá chi phí
-
Kiểm kê khí nhà kính giúp xác định các nguồn phát thải và nguồn hấp thụ khí nhà kính, là cơ sở cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch giảm thiểu phát thải, sử dụng các nguồn năng lượng một cách hợp lý.
-
Cải thiện hiệu suất năng lượng giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa các chi phí liên quan đến năng lượng và chất thải.
Nâng cao giá trị thương hiệu
-
Minh bạch kết quả kiểm kê khí nhà kính góp phần tạo ra giá trị thương hiệu tích cực, đánh dấu sự cam kết của doanh nghiệp đối với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
-
Tăng sức hấp dẫn của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là những đơn vị quan tâm đến vấn đề môi trường.
Đóng góp vào nỗ lực toàn cầu về biến đổi khí hậu
-
Đo lường và đánh giá tác động đến môi trường và biến đổi khí hậu
-
Xác định rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu và môi trường. Xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu
Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn xanh với nhiều lợi ích và ưu đãi hấp dẫn
-
Kiểm kê khí nhà kính và thực hiện giảm phát thải là bước quan trọng trong việc “xanh hóa” quản trị doanh nghiệp - yếu tố tiên quyết tiếp cận nguồn vốn xanh.
4. Quy trình thực hiện kiểm kê khí nhà kính
-
Bước 1: Xác định ranh giới và phạm vi hoạt động của cơ sở
-
Bước 2: Thu thập số liệu hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
-
Bước 3: Tính toán phát thải khí nhà kính của cơ sở
-
Bước 4: Tính toán, đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
-
Bước 5: Thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
-
Bước 6: Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Quy trình kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở tại Vinacontrol
5. Tại sao nên chọn dịch vụ kiểm kê khí nhà kính của Vinacontrol?
Đội ngũ chuyên gia của Vinacontrol đều đã được đào tạo bài bản và thành thạo ISO 14064-1 về kiểm kê khí nhà kính, chúng tôi hiện đang vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 14065 yêu cầu về tổ chức thẩm định và kiểm định khí nhà kính. Với kinh nghiệm hơn 66 năm hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, tư vấn môi trường, Vinacontrol tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực kiểm kê khí nhà kính tại Việt Nam.
Vinacontrol cung cấp gói dịch vụ tư vấn Kiểm kê khí nhà kính - Hướng dẫn định lượng và báo cáo phát thải khí nhà kính tuân thủ ISO 14064-1
Lý do chọn dịch vụ của Vinacontrol:
-
Đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về kiểm kê khí nhà kính
-
Mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng
-
Tư vấn chuyên sâu bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực
-
Hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình thẩm định báo cáo
-
Chuyển giao công nghệ về kiểm kê khí nhà kính và tư vấn giảm phát thải
-
Hiện thực hóa mục tiêu trở thành doanh nghiệp phát triển bền vững
-
Tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa chi phí. Dịch vụ hậu mãi lâu dài
→ Tìm hiểu thêm về Kiểm kê khí nhà kính:
-
Giảm phát thải khí nhà kính: Hành trình từ "tự nguyện" đến "bắt buộc"
-
Doanh nghiệp niêm yết và nghĩa vụ công bố phát thải khí nhà kính
Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol, quý khách vui lòng liên hệ tới số Hotline 0243 943 3840 hoặc chat ngay với chuyên viên để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!