Giảm phát thải khí nhà kính: Hành trình từ "tự nguyện" đến "bắt buộc"
Hiện nay, sự phát triển bền vững và an ninh toàn cầu đang đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng từ hiệu ứng khí nhà kính. Trước tình hình này, việc cắt giảm phát thải khí nhà kính đã được các chính phủ trên toàn thế giới đưa vào khuôn khổ pháp lý, nhằm bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ và EU, sẽ không còn nữa câu chuyện “tự nguyện” giảm phát thải khí nhà kính.
Nội dung:
1. Khí nhà kính là gì? 2. Tác động của hiệu ứng khí nhà kính 3. Vì sao cần giảm phát thải khí nhà kính? 3.1. Ngăn chặn tác động tiêu cực của hiệu ứng khí nhà kính 3.2. Tiệm cận với các thị trường có quy định về lượng phát thải khí nhà kính 4. Xu hướng giảm phát thải toàn cầu 5. Thực trạng công tác giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam 5.1. Tình trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam 5.2. Quá trình giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam 6. Tổ chức uy tín cung cấp dịch vụ Kiểm kê khí nhà kính và Tư vấn giảm phát thải |
1. Khí nhà kính là gì?
Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ bức xạ sóng dài (hồng ngoại) phản xạ từ bề mặt Trái đất sau khi được Mặt trời chiếu sáng, nhiệt sau đó được tỏa trở lại Trái đất. Lượng khí nhà kính nếu ở mức vừa phải sẽ không gây ra hiệu ứng khí nhà kính, nhưng khi lượng khí gia tăng vượt ngưỡng tối đa cho phép, nhiệt lượng phân tán lại Trái đất quá nhiều sẽ khiến Trái đất nóng lên, gây ra hiệu ứng nhà kính.
Các khí nhà kính chính bao gồm carbon dioxide (CO2), methane (CH4) và nitrous oxide (N2O). Các khí có hàm lượng thấp nhưng có tiềm năng cao gây hiệu ứng nhà kính là hydrofluorocarbons (HFCs), perfluorocarbons (PFCs), sulphur hexafluoride (SF6) và nitrogen trifluoride (NF3).
2. Tác động của hiệu ứng khí nhà kính
Những hậu quả đáng báo động đang diễn ra do tình trạng gia tăng phát thải khí nhà kính có thể kể đến:
- Tăng nhiệt độ toàn cầu
Sự gia tăng nồng độ khí nhà kính đang dẫn đến hiện tượng ấm lên toàn cầu, làm tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất. Tại Hội nghị Paris 2015 (COP 21), các quốc gia đã cam kết giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức tối đa 2°C và phấn đấu đạt mục tiêu 1,5°C vào cuối thế kỷ 21. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), nhiệt độ Trái đất có khả năng tăng tới 2,9°C trong thế kỷ này. Tháng 7/2023, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đã đưa ra một tuyên bố quan trọng, nhấn mạnh rằng giai đoạn “ấm lên toàn cầu” (Global warming) đã chấm dứt, và thế giới hiện đang bước vào một kỷ nguyên mới - “sôi lên toàn cầu” (Global boiling). Năm 2023, Châu Âu đã ghi nhận đợt nắng nóng kỷ lục lên đến 46°C kéo dài 10 ngày, trong khi ở Việt Nam, nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5°C trong 50 năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng từ 1,5°C - 2,5°C vào cuối thế kỷ 21.
- Băng tan chảy và mực nước biển dâng cao
Nhiệt độ tăng cao đang khiến các tảng băng và sông băng tan chảy với tốc độ nhanh chóng, đẩy cao mực nước biển và đe dọa các cộng đồng và hệ sinh thái ven biển. Tại Việt Nam, nhiều vùng ven biển đang phải đối mặt với nguy cơ xâm thực nghiêm trọng do sự dâng cao của mực nước biển, với dự báo tăng từ 30cm đến 1 mét vào cuối thế kỷ này.
- Sự kiện thời tiết cực đoan
Biến đổi khí hậu đang gia tăng cường độ của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như sóng nhiệt, cháy rừng, lũ lụt, bão tố và hạn hán. Những sự kiện này không chỉ gây thiệt hại to lớn cho cơ sở hạ tầng và nông nghiệp mà còn tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái tự nhiên. Năm 2023, Châu Âu chứng kiến đám cháy rừng lớn nhất được ghi nhận, cùng với một trong những trận lũ lụt gây hậu quả nghiêm trọng nhất từ trước đến nay.
- Mất đa dạng sinh học
Khí hậu thay đổi đang làm biến đổi các hệ sinh thái và môi trường sống, đe dọa sự sinh tồn của hàng nghìn loài thực vật và động vật. Việc mất đi đa dạng sinh học không chỉ làm gián đoạn chuỗi thức ăn và sự cân bằng sinh thái mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên mà con người phụ thuộc
- Tác động đến sức khỏe
Sự gia tăng nhiệt độ và các điều kiện thời tiết cực đoan có khả năng gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh liên quan đến nhiệt độ và sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm qua côn trùng. Ngoài ra, quá trình ô nhiễm không khí cũng làm gia tăng các bệnh lý liên quan đến hô hấp.
- Hậu quả kinh tế
Biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề môi trường mà còn mang đến những thách thức kinh tế nghiêm trọng. Thiệt hại cơ sở hạ tầng, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và sự giảm sút năng suất nông nghiệp đều là những hệ lụy trực tiếp từ tác động của biến đổi khí hậu. Những gánh nặng kinh tế này sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến cộng đồng và nền kinh tế trên toàn cầu.
3. Vì sao cần giảm phát thải khí nhà kính?
Trước những tác động nghiêm trọng của hiệu ứng khí nhà kính đối với toàn nhân loại và kinh tế toàn cầu, việc đưa ra các biện pháp, sáng kiến giảm phát thải đang nhanh chóng chuyển mình từ lựa chọn tự nguyện thành yêu cầu bắt buộc.
3.1. Ngăn chặn tác động tiêu cực của hiệu ứng khí nhà kính
Trong bối cảnh nồng độ khí CO2 trong khí quyển đã đạt ngưỡng cao kỷ lục, hiệu ứng nhà kính đang tạo ra một vòng xoáy các vấn đề liên kết với nhau, ảnh hưởng sâu rộng và toàn diện đến môi trường, sức khỏe, xã hội và nền kinh tế trên toàn cầu, như đã đề cập. Hiệu ứng nhà kính và các tác động tiêu cực của nó đến mọi mặt trong đời sống đã đặt ra một nhiệm vụ cấp bách trong việc giảm phát thải khí nhà kính.
3.2. Tiệm cận với các thị trường có quy định về lượng phát thải khí nhà kính
Các thị trường lớn như Mỹ và EU đang siết chặt quy định pháp lý về môi trường, đòi hỏi mọi sản phẩm nhập khẩu vào những thị trường này phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về mức độ carbon. Nếu không đạt chuẩn, các doanh nghiệp không chỉ phải đối mặt với thuế carbon mà còn có nguy cơ mất hoàn toàn khả năng tiếp cận thị trường. Đây là biện pháp bảo vệ quyền lợi và lợi thế cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước tại châu Âu.
Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn tiếp cận, thâm nhập và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình tại các thị trường trên, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải “xanh hoá” mô hình sản xuất và quản trị thông qua các hoạt động giảm phát thải.
4. Xu hướng giảm phát thải toàn cầu
Dưới đây là các diễn biến giảm phát thải phổ biến trên toàn cầu hiện nay.
-
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM)
Đây là một khung pháp lý quan trọng của Liên minh Châu Âu nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho các ngành công nghiệp. CBAM áp đặt mức giá carbon đối với hàng hóa nhập khẩu có lượng phát thải cao, như xi măng, nhôm, sắt thép, phân bón, hydro và điện. Quy định này nhằm ngăn chặn hiện tượng "rò rỉ carbon" và bảo vệ sự cạnh tranh của các ngành công nghiệp EU, những ngành đã phải chịu phí carbon theo Hệ thống Mua bán Phát thải (ETS). Theo đó, các nhà nhập khẩu hàng hóa vào EU sẽ phải mua chứng chỉ carbon để bù đắp cho lượng phát thải carbon vượt ngưỡng cho phép trong quá trình sản xuất hàng hóa đó. Điều này tạo áp lực trực tiếp lên chi phí sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam, buộc họ phải áp dụng các biện pháp giảm phát thải nhằm giảm thiểu gánh nặng chi phí thuế carbon.
-
Các tiêu chuẩn xanh của Mỹ
Mỹ đang ngày càng thắt chặt các tiêu chuẩn xanh đối với hàng hóa nhập khẩu. Nhiều bang nước này đã thông qua luật yêu cầu các cơ quan chính phủ chỉ mua các sản phẩm có nguồn gốc bền vững, nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi sang các lựa chọn thân thiện với môi trường.
-
Xu hướng tiêu dùng bền vững
Người tiêu dùng toàn cầu ngày càng ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc bền vững và thân thiện với môi trường. Xu hướng này tạo áp lực lớn lên các doanh nghiệp, buộc họ phải điều chỉnh chiến lược sản xuất và cung cấp hàng hóa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tính bền vững từ thị trường.
5. Thực trạng công tác giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam
5.1. Tình trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam
Tính đến năm 2022, lượng khí nhà kính của Việt Nam vào khoảng 429 triệu tấn CO2 tương đương (CO2e). Điều này xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia phát thải lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dự kiến trong năm 2024, lượng phát thải khí nhà kính có thể sẽ dao động ở mức tương tự hoặc cao hơn một chút, phản ánh nhu cầu công nghiệp và năng lượng tiếp tục gia tăng, mặc dù Việt Nam đang nỗ lực thực hiện các chiến lược giảm phát thải để đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Tốc độ phát thải đáng kinh ngạc của nước ta được thống kê trong 1 thập kỷ qua như sau:
- Năm 2014: 278 triệu tấn CO2e
- Năm 2016: 317 triệu tấn CO2e
- Năm 2018: 355 triệu tấn CO2e
- Năm 2020: 421 triệu tấn CO2e
- Năm 2022: 429 triệu tấn CO2e
Các lĩnh vực phát thải chính gồm: năng lượng, quá trình công nghiệp, nông nghiệp sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất, lâm nghiệp và chất thải. Theo kịch bản phát triển thông thường (BAU), tổng phát thải khí nhà kính của Việt Nam sẽ đạt 927,9 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2030, khoảng 1 tỷ tấn CO2 tương đương vào năm 2035 và đạt xấp xỉ 1,5 tỷ tấn CO2 tương đương vào năm 2050, gấp 2,5 lần so với năm 2020 và 1,6 lần so với năm 2030.
5.2. Quá trình giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam
Việt Nam đã chủ động xây dựng và ban hành nhiều tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật nhằm kiểm soát khí thải, chất lượng môi trường và hiệu suất năng lượng, đồng thời sửa đổi, bổ sung các luật hiện hành để phù hợp với các cam kết quốc tế về giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
Luật Bảo vệ môi trường 72/2020/QH14, có hiệu lực từ 01/01/2022, quy định cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc danh mục phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính có trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu phát thải khí nhà kính và gửi kết quả kiểm kê khí nhà kính định kỳ 02 năm một lần đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 12 của kỳ báo cáo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
- Xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm; thực hiện lồng ghép hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở;
- Hằng năm, lập báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính để thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở theo hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trước ngày 31 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Nghị định 06/2022/NĐ-CP: Quy định các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành là đối tượng cần thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Các cơ sở trên thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở và theo lộ trình sau đây:
- Cung cấp thông tin, số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng và thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ sở;
- Giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030, thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo hạn ngạch do Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ phù hợp với mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; được phép trao đổi, mua bán hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trên sàn giao dịch tín chỉ các-bon.
Quyết định 13/2024/QĐ-TTg: Quy định 2.166 doanh nghiệp thuộc 06 lĩnh vực trọng điểm: năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, quá trình công nghiệp, nông-lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải, có nghĩa vụ thực hiện kiểm kê khí nhà kính và đề xuất các sáng kiến giảm phát thải.
Thông tư 17/2022/TT-BTNMT: Quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải.
→ Tìm hiểu thêm: Thị trường tín chỉ carbon là gì? 6 nội dung có thể bạn chưa biết
6. Tổ chức uy tín cung cấp dịch vụ Kiểm kê khí nhà kính và Tư vấn giảm phát thải
Để giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới trung hòa carbon và Net zero, Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện nhiều bước quan trọng như chuyển đổi công nghệ và chuyển đổi năng lượng. Tuy nhiên, bước đầu tiên và xuyên suốt quá trình này là tính toán điểm xuất phát của doanh nghiệp trong công tác sử dụng và quản lý lượng khí nhà kính. Do đó, kiểm kê khí nhà kính một cách toàn diện và đầy đủ không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu rõ tình hình hiện tại của mình mà còn xây dựng lộ trình giảm phát thải chính xác và bền vững.
Vinacontrol là tổ chức đánh giá sự phù hợp hàng đầu tại Việt Nam cung cấp gói dịch vụ tư vấn Kiểm kê khí nhà kính - Hướng dẫn định lượng và lập báo cáo phát thải khí nhà kính tuân thủ ISO 14064-1 bao gồm các hoạt động:
- Xác định ranh giới và phạm vi hoạt động của cơ sở
- Thu thập số liệu hoạt động kiểm kê khí nhà kính của cơ sở
- Tính toán phát thải khí nhà kính của cơ sở
- Tính toán, đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
- Thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
- Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
- Chuyển giao công nghệ - Hướng dẫn doanh nghiệp chủ động lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính
→ Chi tiết về Dịch vụ Kiểm kê khí nhà kính, xem tại đây
Dựa trên báo cáo kiểm kê khí nhà kính với độ chính xác cao nhất và hiểu biết sâu sắc về đặc thù ngành nghề của từng doanh nghiệp, các chuyên gia hàng đầu của Vinacontrol sẽ đề xuất các biện pháp, sáng kiến giảm thiểu phát thải và tăng cường khả năng hấp thụ khí nhà kính cho từng trường hợp cụ thể. Chúng tôi đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng lộ trình giảm phát thải hiệu quả và cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp trong quá trình "xanh hóa" hoạt động kinh doanh, nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Lợi ích của doanh nghiệp khi hợp tác cùng Vinacontrol:
- Được chuyển giao công nghệ về kiểm kê khí nhà kính, hướng dẫn lập báo cáo và tư vấn giảm phát thải
- Đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình thẩm định kết quả báo cáo kiểm kê khí nhà kính
- Nhận tư vấn chuyên sâu bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực
- Mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc, sẵn sàng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của doanh nghiệp
- Tối ưu hoá thời gian và chi phí, dịch vụ hậu mãi lâu dài
Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol, quý khách vui lòng liên hệ tới số Hotline 0243 943 3840 hoặc chat ngay với chuyên viên để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!