Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao
Chỉ trong vòng 1 tháng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 21% và là mức giá cao nhất kể từ tháng 7/2008.
1. Tổng quan thị trường gạo tháng 8/2023
Trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu lương thực tiếp tục ở mức cao, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và các nước châu Á tiếp tục duy trì đà tăng mạnh. Tính đến cuối tuần vừa qua, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang được chào bán ở mức giá 638 USD/tấn, tăng thêm 20 USD/tấn so với thời điểm cuối tuần trước đó.
Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 21% và là mức giá cao nhất kể từ tháng 7/2008. Đây là cơ hội lớn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam đạt 4,84 triệu tấn với trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 29,6% so cùng kỳ năm ngoái.
Hiện tại, nhu cầu nhập khẩu gạo vẫn đang ở mức cao. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam nên tranh thủ cơ hội xuất khẩu gạo khi đơn giá tăng cao. Để thuận lợi trong quá trình xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp cần tuân thủ các yêu cầu về khối lượng, chất lượng được quy định.
2. Tiêu chuẩn áp dụng cho mặt hàng gạo:
Theo quy định, gạo xuất khẩu phải bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bao bì, ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, truy xuất nguồn gốc theo quy định của nước nhập khẩu (trừ trường hợp nhà nhập khẩu có yêu cầu khác thì thực hiện theo yêu cầu của nhà nhập khẩu). Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện liên quan để có thể đảm bảo chất lượng gạo xuất khẩu một cách tốt nhất.
Một số tiêu chuẩn áp dụng cho mặt hàng gạo bao gồm:
- ISO/DIS 7301: Gạo – Yêu cầu kỹ thuật
- Tiêu chuẩn Codex về gạo
- TCVN 1643:2008 (Gạo trắng – Phương pháp thử)
- QCVN 8-1:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm)
- TCVN 8049:2009 - Gạo. Xác định đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Phương pháp sắc ký khí
- QCVN 8-2:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm)
- QCVN 8-3:2012/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm)
- QĐ số 46/2007/QĐ-BYT (Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm)
- TCVN 5644:2008 (Tiêu chuẩn áp dụng cho các loại gạo trắng thuộc loài Ory sativa L)
Với đội ngũ giám định viên và phân tích viên giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên sâu đối với mặt hàng gạo và hệ thống phòng thử nghiệm được đầu tư trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn phòng thử nghiệm quốc gia (VILAS), phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, Vinacontrol cam kết mang lại cho khách hàng kết quả giám định, thử nghiệm gạo chính xác, khách quan, kịp thời với mức chi phí hợp lý và thỏa mãn yêu cầu chính đáng của khách hàng.
3. Các dịch vụ của Vinacontrol dành cho sản phẩm gạo:
Vinacontrol cung cấp dịch vụ kiểm tra chất lượng, xác định khối lượng gạo theo Hợp đồng mua bán, xuất khẩu và theo các yêu cầu cụ thể của khách hàng.
Các dịch vụ của Vinacontrol dành cho sản phẩm gạo bao gồm:
Giám định
Giám định khối lượng gạo
Giám định chất lượng (thành phần, loại gạo, độ ẩm, độ xay xát, tạp chất, sâu mọt, các chỉ tiêu an toàn như vi sinh – nấm mốc – dư lượng thuốc trừ sâu – kim loại nặng, RoHS…)
Giám định bao bì, ký mã hiệu
Kiểm đếm, lấy mẫu, giám sát trong quá trình đóng hàng tại kho, xếp hàng, dỡ hàng.
Giám định trước khi xếp hàng (PSI)
Giám định sạch sẽ container, độ kín chắc/ thoáng khí/ sạch sẽ hầm hàng…
Giám định tổn thất (nếu có)
- Chỉ tiêu cảm quan gạo: màu sắc, tạp chất, mùi, vị, độ bóng, kích thước hạt gạo, xác định hạt nguyên/ hạt bạc phấn/ hạt biến màu…
- Các chỉ tiêu hóa lý: độ ẩm, độ trắng, protein…
- Các chỉ tiêu vi sinh: Coliforms, E.coli, Salmonella, nấm mốc – độc tố vi nấm (Aflatoxin B1&B2, G1&G2)
- Các chỉ tiêu kim loại: Arsen, Cadimi, chì, đồng, sắt, kẽm, thủy ngân…
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Isoprothiolane; Hexaconazole; Acetamiprid; Flusilazole; Fenitrothion; Chlorpyrifos; Tebuconazole; Pirimiphos-Methyl; Endosulfan; Difenoconazole; Fenpropathirin; Cypermethrin; Buprofezin…
- Phóng xạ trong thực phẩm
- Hàm lượng hóa chất được cảnh báo (RoHS)
Khử trùng
Hàng nông sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng, khi xuất khẩu đều phải tiến hành khử trùng nhằm tiêu diệt toàn bộ côn trùng gây hại.
Tùy theo yêu cầu của khách hàng và thị trường, Vinacontrol sử dụng 2 loại thuốc là Methyl Bromide (CH3Br) và Phosphine… Phần lớn hiện nay khách hàng mua nông sản của Việt Nam đi các thị trường lớn và khó tính đều yêu cầu sử dụng Phosphine trong công tác khử trùng.
- Khử trùng tàu biển, xà lan chuyên chở
- Khử trùng Container
- Khử trùng vật liệu chèn lót, đóng gói bằng gỗ (tiêu chuẩn quốc tế ISPM 15)
- Khử trùng kho và hàng hóa lưu trữ trong kho
- Các dịch vụ khử trùng khác theo yêu cầu
Hãy liên hệ với Vinacontrol để chúng tôi có thể tư vấn và hỗ trợ bạn một cách tốt nhất: 0243 943 3840